Nền văn hóa truyền thống và lâu đời ở Nhật Bản được lưu giữ – lưu truyền từ ngàn đời nay thông qua các lễ hội đặc trưng. Trong một năm, Nhật Bản tổ chức rất nhiều lễ hội và thường kéo dài trong nhiều ngày. Mỗi lễ hội ở Nhật Bản đều mang nét đặc trưng riêng, thể hiện niềm tự hào về lịch sử cũng như lòng biết ơn và tưởng nhớ đến các vị thần. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, bạn hãy thử trải nghiệm 7 lễ hội đặc trưng nhất của xứ sở Phù Tang được bật mí dưới đây nhé! 

Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu

Trước đây, Nhật Bản thường đón Tết âm lịch như các nước láng giềng: Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,… Tuy nhiên, hiện nay, đất nước này đã chọn ngày 1 tháng 1 dương lịch hằng năm để chào mừng năm mới và được gọi là lễ hội Oshougatsu. Đây được xem là lễ hội ở Nhật Bản lớn nhất hằng năm, diễn ra trong nhiều ngày với đa dạng hình thức ăn mừng khác nhau. 

OSHOUGATSU là tên gọi của tháng Giêng tại đất nước Nhật Bản hay còn mang ý nghĩa là “ Chính Nguyệt”. Bắt nguồn của lễ hội  Oshougatsu là từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama – vị thần tượng trưng cho sự may mắn, làm ăn phát tài và sức khỏe của người Nhật. Lễ hội Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 1. Người dân Nhật Bản thường chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8 đến ngày 12/12. Vào thời gian này, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa, sắm sửa đồ đạc để đón chào năm mới. 

OSHOUGATSU – Lễ hội ở Nhật Bản chào mừng năm mới
OSHOUGATSU – Lễ hội ở Nhật Bản chào mừng năm mới

Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, vào ngày đầu năm mới, người Nhật sẽ đi chùa, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, cùng chia sẻ những chuyện buồn vui trong một năm qua, tham gia các trò chơi dân gian,… Đặc biệt, ngày 1/1 là ngày bắt đầu một năm mới nên người Nhật quan niệm rằng, nếu có thể ngắm mặt trời mọc vào ngày này thì họ sẽ có một năm tròn đầy, thịnh vượng và may mắn. 

Lễ hội ngắm hoa anh đào Hanami

Lễ hội Hanami là một trong những lễ hội hoa nổi tiếng và lâu đời nhất Nhật Bản. Vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hằng năm, hoa anh đào trên khắp đất nước Nhật Bản bắt đầu vào mùa nở rộ, mang lại một khung cảnh vô cùng bình yên và lãng mạn. Người Nhật háo hức đón chờ lễ hội Hanami như một món quà vô giá mà mùa xuân ban tặng. 

Trong tiếng Nhật, “hana” mang ý nghĩa là hoa, còn “mi” có nghĩa là ngắm. Như vậy, lễ hội Hanami mang ý nghĩa đơn thuần là một lễ hội ngắm hoa, thưởng hoa (hoa ở đây chính là hoa anh đào – biểu tượng của Nhật Bản). Lễ hội ngắm hoa anh đào Hanami không cố định địa điểm tổ chức. Thông thường, hoa anh đào ở Nhật sẽ nở từ miền nam Nhật Bản trước rồi tới miền bắc. Vì vậy, lễ hội Hanami được tổ chức kéo dài trên khắp mọi miền đất nước Nhật cho đến khi hết mùa hoa anh đào. Người dân Nhật Bản thường lấy dấu mốc cây hoa anh đào ở đền Yasukuni bắt đầu nở hoa – lúc này lễ hội chính thức bắt đầu. 

Lễ hội ngắm hoa anh đào Nhật Bản
Lễ hội ngắm hoa anh đào Nhật Bản

Lễ hội Hanami kéo dài trong khoảng 10 ngày. Trong dịp lễ này, mọi người sẽ quây quần dưới những tán hoa anh đào, cùng nhau ăn uống, ngắm hoa, hát hò, mong cầu mọi điều tốt đẹp cho năm mới. Nếu du lịch Nhật Bản vào mùa xuân thì chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên với lễ hội ngắm hoa anh đào.

Lễ hội ở Nhật Bản đặc sắc – Lễ hội Gion Matsuri

Mùa lễ hội của Nhật Bản chắc chắn sẽ không thể thiếu lễ hội Gion – một trong những lễ hội mùa hè lớn nhất tại xứ Phù Tang. Lễ hội Gion được tổ chức tại đền Yasaka, kéo dài suốt 1 tháng, từ 1/7 đến 31/7 hằng năm, sôi động nhất là những ngày từ 14/7 – 17/7. Ý nghĩa lớn nhất của lễ hội này là mong cầu sức khỏe, xua tan mọi bệnh dịch. Người dân đã tổ chức những buổi tế lễ nhằm giữ cho tinh thần vượt qua mọi sầu muộn, sợ hãi và lòng luôn thoải mái, thanh tịnh. 

Lễ hội Gion – lễ hội mùa hè lớn nhất xứ Phù Tang
Lễ hội Gion – lễ hội mùa hè lớn nhất xứ Phù Tang

Một trong những hoạt động độc đáo nhất của lễ hội Gion đó chính là buổi diễu hành Yamaboko Yunko vào ngày 17/07 qua các con phố náo nhiệt của Kyoto. Những chiếc kiệu diễu hành có thể cao đến 25m và nặng 12 tấn. Mỗi chiếc kiệu chính là đại diện cho một khu phố hoặc tập đoàn riêng biệt của Kyoto. Ngoài ra là rất nhiều hoạt động vui chơi rất thú vị, mang nét đặc trưng của văn hóa Nhật như: nghi thức thanh tẩy Mikoshi, lễ dựng kiệu Hoko, Kama. Lễ hội Gion tại Nhật Bản đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể thế giới” vào năm 2009.

Lễ hội Aomori Nebuta Matsuri

Lễ hội Aomori Nebuta Matsuri là một trong những lễ hội ở Nhật Bản nổi tiếng nhất bởi sự rực rỡ và xa hoa. Có nguồn gốc từ Lễ hội Tanabata, bắt nguồn từ Trung Quốc hồi những năm 700, lễ hội Aomori Nebuta Matsuri diễn ra vào mùa hè hằng năm tại Nhật Bản, từ 2/8 – 7/8. Điểm nhấn đặc biệt của lễ hội mùa hè này đó là diễu hành “Nebuta” – cỗ đèn lồng vào các buổi tối trên các con đường của thành phố Aomori trong suốt 2 tiếng đồng hồ, từ 19 giờ đến 21 giờ.

Trong 2 ngày đầu tiên của lễ hội (ngày 2 và 3 tháng 8) sẽ có khoảng 15 Nebuta cỡ nhỏ và 15 Nebuta cỡ lớn cùng diễu hành trên phố. Những ngày tiếp theo 4, 5, 6 là cuộc trình diễn của 20 Nebuta cỡ lớn. Quang cảnh thành phố lúc này vô cùng lung linh và sôi động, không chỉ bởi ánh sáng rực rỡ của các cỗ đèn lồng mà còn bởi những điệu nhảy múa đầy cuốn hút của các vũ công Haneto. Họ vừa múa vừa hô “Rasse! Rassera!” – âm thanh đặc trưng của lễ hội Aomori Nebuta. 

Lễ hội Nhật Bản nổi tiếng – Aomori Nebuta
Lễ hội Nhật Bản nổi tiếng – Aomori Nebuta

Vào đêm cuối cùng của lễ hội (ngày 7 tháng 8), du khách tham gia sẽ được chiêm ngưỡng những cỗ đèn lồng lộng lẫy diễu hành trên sông, hòa cùng tiếng nhạc oai hùng, hoành tráng. Khoảnh khắc chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng lung linh trên mặt nước kết hợp với ánh sáng rực rỡ của những chùm pháo hoa trên bầu trời chắc chắn sẽ tạo nên một khung cảnh khó quên cho người dân Nhật Bản nói chung và khách du lịch nói riêng trong đêm hè náo nhiệt.

Lễ hội mùa hè Tenjin Matsuri

Trong số các lễ hội ở Nhật Bản thì Tenjin Matsuri cũng là buổi lễ lớn và nổi tiếng nơi xứ sở Phù Tang. Hình thành từ thế kỷ 10 và được duy trì cho đến ngày nay, lễ hội Tenjin diễn ra định kỳ hằng năm vào ngày 24 – 25 tháng 7 tại đền Tenmangu ở Osaka. Lễ hội Tenjin được tổ chức với mục đích tôn vinh thần bảo trợ của việc học, sự thông thái và nghệ thuật Tenma – Tenjin. Trong lễ hội, có đến hơn 3.000 nghệ nhân khoác lên mình trang phục truyền thống từ những năm 700 – 1100 và mang theo điện thờ di động.

Hoạt động nổi bật nhất trong lễ hội Tenjin Matsuri là nghi lễ rước thần Sugawara Michizane ra khỏi đền Tenmangu và diễu hành khắp thành phố. Đoàn rước thần gồm có một cỗ xe ngựa và một con chim phượng hoàng ở trên đỉnh đầu với ý nghĩa mang theo linh hồn của vị thần. Cùng với đó là những chiếc điện thờ di động được trang trí với sắc màu rực rỡ tham gia vào đoàn diễu hành. 

Lễ hội mùa hè Nhật Bản – Tenjin Matsuri
Lễ hội mùa hè Nhật Bản – Tenjin Matsuri

Lễ rước thần kéo dài với đa dạng các tiết mục hấp dẫn như múa lân, múa dù trên nền âm thanh đặc trưng, mang lại không khí vô cùng rộn ràng và náo nhiệt. Ngoài ra còn có buổi diễu hành trên sông của hơn trăm chiếc thuyền mà màn bắn pháo bông đặc sắc, chắc chắn sẽ là những trải nghiệm lý thú cho những người dân Nhật Bản cũng như khách du lịch. Hãy ghé thăm Osaka – Nhật Bản vào dịp lễ hội Tenjin Matsuri để trực tiếp tham gia những hoạt động thú vị và đặc trưng nhé!

Lễ hội đèn lồng Obon

Lễ hội đèn lồng Obon được xem là Đại lễ Vu Lan báo hiếu ở Nhật Bản. Nguồn gốc của lễ hội này bắt đầu cách đây khoảng 500 năm, là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo cũng như sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. 

Thời gian diễn ra lễ hội Obon tại Nhật không diễn ra vào cùng lúc mà sẽ có sự khác nhau về thời điểm tổ chức lễ hội, tùy thuộc vào từng vùng miền Nhật Bản. Chẳng hạn, ở những nơi như Tokyo, Yokohama,… lễ hội Obon sẽ được tổ chức  vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, còn ở một số tỉnh như Kagawa, Kochi, Hiroshima, Shimane,… thường diễn ra lễ hội Obon vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, phổ biến nhất là thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 dương lịch và được tổ chức lớn nhất tại Kyoto.

Lễ hội Vu Lan ở Nhật Bản – nghi lễ Obon
Lễ hội Vu Lan ở Nhật Bản – nghi lễ Obon

Lễ hội Obon mở màn bằng việc đón các linh hồn về nhà bằng cách treo đèn lồng trước cửa nhà, sau đó tiến hành nghi lễ tiễn linh hồn trở lại âm phủ. Lúc này, trước mỗi nhà sẽ có nghi lễ đốt lửa đặc trưng với ý nghĩa dẫn đường cho các linh hồn trở về nhà. Đây cũng chính là phong tục đặc trưng cho ngày lễ hội Obon tại Nhật. Cũng trong dịp lễ này, không thể thiếu sự xuất hiện của điệu nhảy Bon Odori. Đặc biệt, vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người ta sẽ đem đèn lồng đến thả ở các sông, hồ, bờ biển như là cách để đưa tiễn linh hồn của người quá cố trở về thế giới của họ. 

Lễ hội khiêu vũ Awa Odori

Một trong những lễ hội ở Nhật Bản cũng vô cùng nổi tiếng mà du khách nên trải nghiệm khi đến đây đó là Awa Odori Matsuri, hay còn gọi là lễ hội múa truyền thống của tỉnh Tokoshima. Lễ hội Awa Odori diễn ra vào giữa tháng 8 (từ ngày 12 – 15/8) và luôn thu hút hàng triệu khách du lịch tham gia mỗi năm. Ban đầu, Awa Odori nổi bật về quy mô cũng như tiếng tăm bởi thành phố Tokushima tổ chức. Hiện tại, lễ hội này không còn giới hạn trong tỉnh Tokushima mà đã được tổ chức phổ biến ở nhiều địa phương khác nhau tại Nhật. 

Lễ hội nhảy múa đường phố Awa Odori
Lễ hội nhảy múa đường phố Awa Odori

Lễ hội Awa Odori thường nhộn nhịp từ khoảng 6 giờ tối. Lúc này, trung tâm thành phố Tokushima bỗng chốc biến thành một sân khấu nhảy múa lớn. Du khách muốn đến xem phải có mặt từ sớm để lựa chọn một vị trí ngồi đắc địa. Họ còn mang theo khăn trải hoặc ghế ngồi, thức ăn và đồ nhắm để vừa ăn, vừa thưởng thức các điệu nhảy đặc trưng của lễ hội. Du khách đến xem cũng được khuyến khích cùng nhảy theo các vũ công của đoàn múa để tăng thêm không khí lễ hội.

Trên đây là TOP 7 lễ hội ở Nhật Bản nổi tiếng nhất mà bạn nhất định nên trải nghiệm khi du lịch tại xứ sở hoa anh đào. Nếu chưa có kinh nghiệm du lịch Nhật Bản tự túc thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy tham khảo ngay các tour du lịch Nhật của VJ Links – Du lịch Việt Nhật và khám phá những điều tuyệt vời nhất về đất nước – con người Nhật Bản nhé!

DU LỊCH VIỆT NHẬT – VJ LINKS TRAVEL

Địa chỉ: 12 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 2108

Email: info@dulichvietnhat.vn