Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Nhật Bản luôn vươn mình ra khỏi thế giới và trở thành một trong những quốc gia hiện đại bậc nhất. Song, không vì thế mà nền văn hóa của Nhật Bản lại mất đi những bản sắc truyền thống. “Xứ sở Phù Tang” luôn khiến cả thế giới ngưỡng mộ bởi nền văn hóa lâu đời, là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới và cái cũ, tạo nên nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Trong bài viết này, hãy cùng VJ Links – Du lịch Việt Nhật khám phá 8 nét văn hóa phong tục Nhật Bản ấn tượng nhất.
Văn hóa trà đạo Nhật Bản
Nhắc đến văn hóa của Nhật Bản chắc chắn phải kể đến văn hóa thưởng trà đạo truyền thống. Phát triển vào khoảng cuối thế kỷ VII, văn hóa trà đạo tại Nhật Bản đã trở thành một nghệ thuật thưởng trà cũng như nét văn hóa đặc trưng nhất của đất nước mặt trời mọc. Dù chỉ là một tách trà xanh bình thường nhưng với người Nhật đó là một điều đặc biệt giúp khai mở tâm hồn.
Người Nhật gắn văn hóa thưởng trà đàm đạo với triết lý nhân sinh: “Hòa” – “Kính” – “Thanh” – “Tịch”. Trong đó, “hòa” có nghĩa là hòa bình; “kính” mang ý nghĩa là tôn trọng người trên, yêu thương, thuận hòa với bạn bè, con cháu; “thanh” tức là thanh tịnh, thanh khiết; và “tịch” nghĩa là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn. Đây cũng được xem là tinh thần cốt lõi của nghệ thuật trà đạo Nhật Bản.
Thưởng trà không chỉ đơn thuần và việc uống trà mà còn là chậm rãi thưởng thức, giúp nâng cao giá trị tinh thần. Và bằng một cách vô hình nào đó, người ta tìm đến trà đạo để giải tỏa những ưu phiền trong cuộc sống.
Trang phục truyền thống Nhật Bản – Kimono
Nếu như áo dài là quốc phục của Việt Nam thì Kimono được xem là linh hồn của nền văn hóa Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, “kimono” mang ý nghĩa là “đồ để mặc”, hay còn gọi là hòa phục/y phục Nhật Bản. Trang phục truyền thống này được thiết kế như kiểu áo choàng, khi mặc sẽ được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuộn vào người. Phụ kiện đi kèm là dây buộc, dây đai và ống tay áo rộng thùng thình đặc trưng. Người mặc Kimono bắt buộc phải đi guốc gỗ và mang bít tất Tabi màu trắng.
Ngày nay, xuất phát từ tính chất cuộc sống cũng như do sự hội nhập quốc tế mà Kimono không còn được sử dụng hằng ngày như trước đây mà thường chỉ sử dụng trong những dịp lễ, Tết, mùa lễ hội. Tại Nhật, phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơn là nam giới và màu sắc hoa văn cũng nổi bật hơn. Trong khi đó, Kimono dành cho nam thường không điểm xuyết hoa văn và có màu tối hơn.
Rượu Sake – Đồ uống truyền thống của Nhật trong mọi bữa tiệc
Được biết đến là “quốc tửu” của xứ Phù Tang, rượu Sake không chỉ phổ biến ở Nhật bản mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới. Đối với người Nhật, rượu sake chính là một phần văn hóa của Nhật Bản. Đây là một loại rượu truyền thống được nấu từ gạo, trải qua nhiều công đoạn lên men và đi kèm với khá nhiều quy tắc nhằm mang lại chất lượng rượu tốt nhất. Trong mọi bữa tiệc của người Nhật không thể không thấy sự xuất hiện của rượu sake.
Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà người Nhật cũng sẽ thưởng thức các loại rượu khác nhau. Trong văn hóa của Nhật Bản, người trẻ phải rót rượu cho người già trước nhất, và khi có người rót rượu sake cho bạn, bạn phải giữ cốc rượu bằng một tay, tay còn lại kê phía dưới cốc nhằm thể hiện phép lịch sự.
Tinh thần võ sĩ đạo Samurai trong văn hóa Nhật Bản
Tinh thần võ sĩ đạo Samurai được xem là lý tưởng sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật luôn hướng đến. Tinh thần này chính là kim chỉ nam giúp người Nhật có được nhiều sự thành công ở mọi lĩnh vực. Họ đã dạy những đứa trẻ hướng đến lối sống này ngay từ khi còn nhỏ và đó chính là một truyền thống tốt đẹp trong văn hóa của Nhật Bản.
Là một võ sĩ đạo chân chính, cần phải tuân theo 7 quy tắc đạo đức phản ánh tinh thần võ sĩ đạo, bao gồm: ngay thẳng – dũng cảm – lễ phép – nhân từ – khả năng tự kiểm soát bản thân – danh dự – lòng trung thành. Ngày nay, mặc dù Samurai không còn nữa nhưng tinh thần võ sĩ đạo vẫn tồn tại trong mỗi con người Nhật Bản như một quy tắc sống bất biến.
Văn hóa chào hỏi của người Nhật
Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của Nhật Bản, có những quy tắc và lễ nghi mà mọi người cần phải tuân theo. Theo đó, nguyên tắc đầu tiên trong hoạt động giao tiếp của người Nhật đó là thực hiện nghi thức chào hỏi.
Tất cả những lời chào của người Nhật luôn phải cúi mình và kiểu cúi chào cụ thể như thế nào sẽ phụ thuộc vào địa vị xã hội hay từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Cụ thể, người Nhật thường sử dụng 3 kiểu cúi chào như sau:
- Cúi chào bình thường
Với kiểu cúi chào này, thân người sẽ cúi xuống một góc khoảng 20 – 30 độ và giữ nguyên trong khoảng 2 – 3 giây đối với người đang đứng. Trường hợp đang ngồi mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp và đặt cách nhau khoảng 10 – 20cm. Đầu cúi xuống thấp cách mặt đất khoảng chừng 10 – 15cm.
- Cúi chào kiểu Saikeire
Kiểu cúi chào này thường được sử dụng trước bàn thờ hoặc trong những đền thờ của Thần đạo, chùa của Phật Giáo, đứng trước Quốc kỳ hoặc Thiên hoàng. Để thực hiện đúng kiểu cúi chào Saikeire, cần cúi người từ từ xuống và rất thấp. Hành động này thể hiện sự kính trọng sâu sắc với người đối diện.
- Khẽ cúi chào
Đối với kiểu cúi chào này, thân và đầu hơi cúi xuống trong khoảng một giây và hai tay để thẳng hai bên hông. Đây là kiểu cúi chào mà người Nhật thường sử dụng để chào nhau vài lần trong ngày. Tuy nhiên, nếu là lần đầu gặp nhau thì nên chào theo nghi thức, còn những lần sau chỉ cần khẽ cúi chào.
Văn hóa của Nhật Bản – Nghệ Thuật Truyền Thống Geisha
Nhắc đến đặc trưng văn hóa của Nhật Bản, không thể không nhắc đến một nghệ thuật truyền thống lâu đời và vô cùng nổi tiếng đó là Geisha. Đây là những nghệ sĩ vừa có tài năng ca múa, đàn hát, vừa có khiếu kể chuyện và được huấn luyện từ nhỏ.
Nguồn gốc của Geisha đó là những nghệ sĩ lần đầu tiên xuất hiện tại các thành phố lớn ở Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 17. Điều đặc biệt ở nghệ thuật truyền thống này đó là ban đầu tất cả đều là nam giới chứ không phải nữ giới như hiện tại. Sau một thời gian phát triển thì phụ nữ tham gia trở thành Geisha nhiều hơn.
Đối với Geisha, họ luôn rất coi trọng vẻ bề ngoài và khi đi làm, họ giữ nguyên hình tượng Geisha độc đáo, từ cách kết hợp trang phục nhẹ nhàng đến phong cách trang điểm nổi bật cũng như dáng đi đứng, trò chuyện trong khuôn phép. Cho đến ngày nay, nghệ thuật Geisha chỉ còn khá hiếm, tuy nhiên nó đã ăn sâu vào xã hội Nhật và trở thành một nét văn hóa độc đáo được yêu thích, kể cả với khách du lịch.
Văn hóa xếp hàng tại Nhật Bản
Con người Nhật Bản rất coi trọng kỷ luật. Dù bạn là ai, làm công việc gì hay ở bất kỳ đâu thì khi sử dụng dịch vụ công cộng đều phải xếp hàng theo thứ tự. Ở Nhật Bản tuyệt đối không có hiện tượng chen lấn, xô đẩy nhau khi vào cầu thang, lên tàu điện ngầm, mua sắm tại các cửa hàng, trung tâm thương mại,… Điều này minh chứng rất rõ quy tắc sống của người Nhật, luôn sống và làm việc theo nguyên tắc.
Thói quen xếp hàng của người Nhật Bản xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, nó đến từ suy nghĩ, tâm thức “đương nhiên”. Người Nhật cho rằng, những sản phẩm được nhiều người xếp hàng thì chắc chắn là những thứ có giá trị. Vì vậy, chỉ cần thấy có xếp hàng thì người Nhật sẽ lập tức tuân thủ theo. Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà thói quen xếp hàng còn được nghiêm túc thực hiện trong mọi trường hợp, ngay cả khi xảy ra thiên tai như các trận động đất. Có thể nói đây là một nét văn hóa của Nhật Bản mà cả thế giới đều phải ngưỡng mộ.
Tiệc Bonenkai
Bonenkai là bữa tiệc chào đón năm mới của người Nhật. Mục đích của buổi tiệc này là để tạm biệt những điều muộn phiền, xui xẻo trong năm cũ. Hầu hết các công ty ở Nhật đều tổ chức ít nhất một bữa tiệc Bonenkai truyền thống.
Tiệc Bonenkai không chỉ giới hạn trong phạm vi công sở, người Nhật còn tổ chức bữa tiệc này với bạn bè của họ. Buổi tiệc truyền thống Bonenkai thường diễn ra từ trung tuần tháng 12 đến hết năm chứ không có một ngày cố định.
Trong tiệc Bonenkai, mọi người thường dành thời gian để cùng nhau chuyện trò về những gì đã diễn ra trong năm cũ và định hướng những điều tốt đẹp cho năm mới. Đây là thời điểm để mọi người cùng ngắm nhìn lại thành quả trong một năm qua. Có thể nói, Bonenkai chính là một phần không thể thiếu trong văn hóa của Nhật Bản.
Văn hóa của Nhật Bản vẫn còn nhiều điểm rất thú vị để bạn khám phá và tìm hiểu. Nếu có dịp ghé thăm xứ sở Phù Tang, đừng để sự cách trở của văn hóa và ngôn ngữ khiến trải nghiệm của bạn thiếu trọn vẹn. “Book” ngay tour du lịch Nhật Bản trọn gói của VJ Links – Du lịch Việt Nhật để khám phá những nét đẹp văn hóa của người Nhật cũng như thăm thú và trải nghiệm những cảnh đẹp tuyệt vời tại đất nước hoa anh đào nhé!
Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về tour du lịch Nhật Bản, hãy liên hệ ngay với VJ Links để được tư vấn từ A đến Z!
DU LỊCH VIỆT NHẬT – VJ LINKS TRAVEL
Địa chỉ: 12 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 1900 2108
Email: info@dulichvietnhat.vn
0 Comment