Tết ở Nhật là hoạt động thường niên diễn ra vào mỗi dịp năm mới. Hoạt động này diễn ra để cầu mong một năm mới được nhiều may mắn và tốt lành. Giống như nhiều quốc gia phương Đông khác, Tết cổ truyền là thời điểm tổ chức nhiều hoạt động thú vị. Cùng tìm hiểu ngày Tết ở Nhật Bản nhé!
Lịch sử Tết cổ truyền Nhật Bản – Oshogatsu
Tết cổ truyền tại Nhật Bản còn được gọi là “Oshogatsu” hay “Chính Nguyệt”. Lễ hội này bắt nguồn từ phong tục chào đón Toshigami – vị thần năm mới trong tín ngưỡng Thần đạo Shinto. Người Nhật tin rằng, vị thần này sẽ mang đến sức khỏe, may mắn và sự phát đạt trong năm tiếp theo.
Oshogatsu được phát triển trong nhiều thập kỷ qua, xuyên suốt chiều dài lịch sử của Nhật Bản. Đây là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm vẫn còn gìn giữ được những phong tục, văn hóa độc đáo.
Tết ở Nhật Bản được tổ chức theo lịch âm hay dương?
Nhật Bản là đất nước châu Á duy nhất tổ chức Tết cổ truyền theo lịch dương. Trước đây, “xứ sở hoa anh đào” vẫn tổ chức theo lịch âm cho đến năm 1873. Dưới những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị, lịch âm đã bị thay thế bằng lịch dương.
Sau quyết định đó, ngày 03/12/1872 (theo lịch âm) đổi thành ngày 01/01/1873 (theo lịch dương). Quyết định này được cho là quá đột ngột, nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ của mọi người. Từ đó, người Nhật tổ chức Tết theo lịch dương.
Tết Nhật Bản vào ngày nào?
Mặc dù đã chuyển sang sử dụng lịch dương, nhưng người Nhật vẫn đón tết cổ truyền vào ngày 01 tháng 01 hằng năm. Hoạt động sẽ diễn ra đến ngày 3 cùng tháng. Tuy nhiên, mọi hoạt động cho ngày Tết này đã được chuẩn bị trước từ ngày 08 tháng 12.
Vào thời gian này, không khí đã bắt đầu ấm hơn. Ngoài ra, các loại hoa cũng “tranh nhau” đua nở để chào đón những tia nắng ban mai. Người Nhật tin rằng thời gian này các vị thần sẽ ghé thăm và trao tặng những điều tốt lành cho gia đình.
Phong tục ngày Tết ở Nhật Bản
Giống như ở nhiều quốc gia châu Á khác, người Nhật cũng có nhiều hoạt động trước, trong và sau Tết. Một số hoạt động tiêu biểu trong thời gian này như: tổng vệ sinh, trang trí nhà cửa, hatsumode, lì xì,…
Ngày tổng vệ sinh Osouji
Osouji là hoạt động dọn vệ sinh đón Tết ở Nhật. Điểm đặc trưng này có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Người Nhật quan niệm rằng Toshigami – vị thần linh thiêng nhất trong Thần đạo Shinto sẽ ghé thăm nhà mọi người vào dịp đầu năm.
Việc ghé thăm của vị thần này mang theo điều may mắn, tài lộc và những lời cầu chúc tốt đẹp và phù hộ sức khỏe cho người dân. Do đó, nhà cửa phải thật sạch sẽ, gọn gàng và treo shimenawa – một dây thẳng được bện từ rơm rạ trước cửa nhà để mời Toshigami ghé thăm.
Ngoài ra, Osouji thường diễn ra vào ngày 28 hoặc 30. Người Nhật cho rằng vì phát âm của “ngày 29 tháng 12” tượng tự “hai lần nỗi đau” nên sẽ không phù hợp để tổng vệ sinh nhà cửa.
Trang trí nhà cửa đón Tết
Bên cạnh Osouji, người Nhật cũng phải trang trí nhà cửa để đón Tết. Người Nhật thường bắt đầu trang trí đón tết từ ngày 13 tháng 12. Shogatsukazari là từ dùng để chỉ những đồ vật dùng để trang trí ngày Tết ở Nhật. Những đồ vật này sẽ được tháo xuống vào ngày 7 tháng 1 khi các vị thần đã rời đi.
Ba Shogatsukazari không thể thiếu để trang trí nhà đón Tết ở Nhật bao gồm:
- Kadomatsu: Món đồ trang trí này được làm từ thông – nhà của thần và tre – biểu tượng sức sống và sự thịnh vượng. Do đó, người dân thường đặt Kadomatsu ở trước cửa chính để mời các vị thần đến gia đình.
- Shimekazari: Shogatsukazari này thường được bện từ rơm rạ và được treo ở trước cửa nhà hoặc trên bàn thờ. Đây là nơi thần sẽ cư ngụ trong thời gian ở nhà của người dân.
- Kagamimochi: Món đồ linh thiêng này là nơi để chào đón vị thần của năm mới Toshigami ghé thăm và ban phước lành cho gia đình.
Joya no kane – lễ rung chuông truyền thống
Joya no kane là một trong những hoạt động quan trọng, phong tục ngày Tết ở nhật bản. Vào thời điểm giao thừa, một hồi chuông dài vang lên 108 lần ở khắp mọi nơi tại Nhật Bản. Điều này để báo hiệu năm cũ đã qua và chào đón năm mới bắt đầu.
Ở một số ngôi đền, người dân còn được mời tham gia đánh chuông trong giây phút hân hoan. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi giữa mỗi người sẽ rất lâu vì ai cũng muốn có trải nghiệm về việc này.
Hatsumode – viếng đền thờ đầu năm
Trong những ngày đầu năm thì việc viếng đền thờ hoặc chùa thường được diễn ra ở các nước châu Á. Đặc biệt, tôn giáo chính ở Nhật Bản là Phật giáo nên việc mọi người đến những địa điểm tâm linh để cầu nguyện không quá bất ngờ. Đây cũng là một nét đẹp trong phong tục ngày Tết ở Nhật Bản và nhiều nước châu Á.
Hoạt động viếng đền thờ hoặc chùa đầu năm được gọi là Hatsumode. Đây là một trong nhưng hoạt động nổi bật trong dịp Tết ở Nhật. Thông thường, các đền lớn thường sẽ mở cửa suốt từ đêm giao thừa để thuận tiện cho mọi người ghé thăm.
Hằng năm, các đền thờ nổi tiếng tại Tokyo hay Kyoto đều đông kín người nối đuôi nhau để vào cầu nguyện. Người Nhật quan niệm rằng, thời điểm này những vị thần sẽ mang đến những điều may mắn cho tất cả mọi người.
Gửi thiệp chúc Tết Nengajo
Đây được xem là một hoạt động trang trọng mà mọi người dành cho người thân, đồng nghiệp và bạn bè để biểu thị sự quý mến. Thông thường, Nengajo – thiệp chúc Tết được chuẩn bị từ tháng 12, với những thiết kế độc đáo.
Mặc dù thời đại công nghệ phát triển, các phương thức liên lạc qua email, tin nhắn điện tử,… trở nên thuận tiện hơn, nhưng phong tục này vẫn được gìn giữ tại Nhật Bản.
Lì xì đầu năm
Phong tục này có nét tương đồng với lì xì đầu năm tại Việt Nam. Ở Nhật Bản, những đứa trẻ cũng nhận được tiền mừng tuổi từ bố mẹ và người thân trong gia đình. Otoshidama là cụm từ dùng để chỉ tiền lì xì đầu năm mới tại Nhật.
Khi người lớn tặng Otoshidama cho trẻ em như lời gửi gắm những điều tốt lành. Theo đó, họ hy vọng sang năm mới, bọn trẻ sẽ mau ăn chóng lớn, trưởng thành hơn và gặt hái được nhiều thành công trong học tập.
Những món ăn vào ngày Tết ở Nhật Bản?
Bên cạnh những phong tục ngày Tết ở Nhật Bản thì món ăn vào thời gian này cũng rất được chú trọng. Một số món ăn phổ biến như: Osechi Ryori, Toshikoshi Soba, bánh Mochi,…
Osechi Ryori – Mâm cỗ truyền thống
Osechi Ryori là từ dùng để chỉ mâm cỗ Tết ở Nhật Bản. Mâm cỗ này bao gồm những món mà tất cả người Nhật phải dùng vào ngày đầu năm. Osechi có nguồn gốc từ thời Heian và được gìn giữ đến ngày nay.
Ban đầu, mâm cỗ truyền thống chỉ được xây dựng dựa trên vài món đơn giản. Số lượng và sự đa dạng món ăn đã tăng lên để thể hiện sự dư dả của gia đình. Một số món ăn cơ bản như sau:
- Kuromame: Món ăn này được làm từ đậu nành đen qua nhiều bước chế tiến cầu kỳ. Âm “Mame” trong tiếng Nhật có nghĩa là siêng năng, cần cù. Do đó, Kuromame như lời cầu mong cho một năm mới học tập, làm việc chăm chỉ.
- Kazunoko: Nguyên liệu bao gồm trứng cá chích, rượu truyền thống và nước tương nhằm ngụ ý con cháu đông đúc.
- Ebi: Một món ăn quen thuộc trong Osechi. Ebi được chế biến từ tôm với mong muốn sống thọ của người Nhật.
- Tazukuri (Gomame): Món cá cơm rim ngọt với mong muốn một mùa màng bội thu.
Ngoài ra, mâm cỗ truyền thống trong ngày Tết ở Nhật còn nhiều món ăn khác như: Datemaki – trứng cuộn ngọt, Kurikinton – khoai lang nghiền với hạt dẻ, Kobumaki – rong biển cuộn,…
Mì trường thọ Toshikoshi Soba
Mì Soba vào ngày cuối cùng của năm cũ là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa Nhật Bản. Toshikoshi Soba có sợi mì dài, hơi dai nhưng dễ dàng cắn đứt mnga ẩn ý chuyện xui rủi của năm cũ cũng bị cắt đứt như vậy. Thay vào đó, năm mới sẽ nhận được nhiều điều may mắn.
Theo đó, cứ vào ngày 31 tháng 12 hằng năm thì các cửa hàng mì Soba lại tấp nập người. Loại mì này không chỉ giúp cắt bỏ vận xui của năm cũ mà còn mang ý nghĩa trường thọ.
Xem thêm bài viết khác:
=>> Du lịch Osaka
Bánh Mochi
Những ai quan tâm đến văn hóa Nhật Bản chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với món ăn Mochi. Theo quan niệm của người Nhật thì thần linh thích những loại bánh tròn và mềm. Do đó, bánh Mochi mang ý nghĩa vẹn tròn đã được dâng lên các đấng thần linh vào mỗi dịp lễ.
Sau khi dâng bánh Mochi để cúng thần linh, người Nhật thường nướng bánh này để ăn chung với súp Ozoni hoặc chè đậu đỏ. Ở Nhật Bản, những chiếc bánh Mochi được sử dụng phổ biến vào ngày 10 tháng 10 để cung cấp năng lượng cho hội thao toàn quốc.
Tết ở Nhật cũng mang nhiều nét tương đồng với các quốc gia trong cùng khu vực. Mọi hoạt động diễn ra trong suốt sự kiện này đều được chuẩn bị kỹ càng để hạn chế sai sót. Khám hóa văn hóa Tết độc đáo của Nhật Bản với tour du lịch tại DU LỊCH VIỆT NHẬT – VJ LINKS TRAVEL.
0 Comment