Văn hóa trà đạo Nhật Bản luôn là đề tài hấp dẫn được các trà nhân tìm hiểu và tiếp thu. Được biết đến với sự chỉn chu và cầu kỳ, nghi thức pha trà, thưởng trà đặc biệt này mang nét đặc trưng rất riêng khó nơi đâu có được. Cùng DU LỊCH VIỆT NHẬT – VJ LINKS TRAVEL tìm hiểu chi tiết hơn về văn hóa trà đạo trứ danh của đất nước mặt trời mọc trong bài viết dưới đây!

Trà đạo là gì?

Trà đạo (茶道) trong văn hóa của người Nhật được dịch nghĩa là “lối uống trà”. Trà đạo không chỉ đơn giản là uống trà mà hơn thế còn là sự tỉ mỉ trong từng công đoạn chuẩn bị, pha trà và thưởng trà. Chính vì thế, văn hóa trà đạo Nhật Bản ẩn chứa trong đó cả nghệ thuật sống tinh tế của con người xứ sở phù tang. 

Đây là một trong những di sản văn hóa truyền thống lâu đời của Nhật Bản, có lịch sử lên đến 4000 năm. Trà đạo cũng được biết đến là một bộ phận nhỏ của truyền thống Omotenashi (おもてなし) của Nhật Bản. 

Văn hóa trà đạo Nhật Bản là nét văn hóa đặc sắc của xứ sở phù tang
Văn hóa trà đạo Nhật Bản là nét văn hóa đặc sắc của xứ sở phù tang

Không chỉ Nhật Bản mới có văn hóa trà đạo mà đây đã là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Á Đông. Tuy nhiên, văn hóa trà đạo của Nhật Bản vẫn luôn là nền tảng của giới trà đạo. Qua cách pha trà, thưởng thức và cảm nhận từ tốn, nhẹ nhàng, có thể thấy hình tượng con người Nhật Bản hiện lên với những đức tính tốt mà cả thế giới đều phải ngưỡng mộ. 

Nguồn gốc của văn hóa trà đạo Nhật Bản

Theo các ghi chép lịch sử, vào khoảng đầu thế kỷ 12, những lá trà đầu tiên đã được vị cao tăng Eisai (1141 – 1215) đi học đạo tại Trung Quốc mang về Nhật Bản. Chính vị cao tăng này cũng là người đã viết nên cuốn sách “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký”, tổng hợp các mẩu chuyện ngắn để nói về thú vui thưởng trà. Nhờ đó đã thành công truyền tải đến các độc giả về công dụng tuyệt vời của trà đạo. Cũng vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều người Nhật có thú vui thưởng trà đặc biệt này. 

Văn hóa trà đạo Nhật có nguồn gốc từ rất lâu đời
Trà đạo Nhật có nguồn gốc từ rất lâu đời (thế kỉ 12)

Đến mãi về sau, các trà nhân đã kết hợp việc thưởng trà trên tinh thần thiền tịnh của Phật Giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng trà. Cũng được gọi là Trà đạo (茶道) như hiện nay. Cho đến nay, văn hóa trà đạo Nhật Bản đã trở nên vô cùng nổi tiếng, trở thành văn hóa truyền thống đặc sắc của đất nước mặt trời mọc. 

Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản

Văn hóa trà đạo của Nhật Bản không chỉ đơn thuần là việc pha trà và thưởng trà. Ẩn sau nghệ thuật trà đạo còn có nhiều yếu tố khác như: tâm hồn của người thưởng trà, không gian sân vườn, nghi thức pha trà và sự hiếu khách. Tất cả những yếu tố đó làm nên sự thư thái, thanh lọc trong tâm hồn. 

Văn hóa trà đạo Nhật Bản có 4 nguyên tắc cơ bản bao gồm: “Hòa – Kính – Thanh – Tịch” (和 – 敬 – 清 – 寂). Trong đó:

  • Hòa (和): là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, sự hài hòa giữa người thưởng trà, pha trà và các dụng cụ pha trà. Từ đó, mối quan hệ càng thêm gắn kết và bền chặt.
  • Kính (敬): là sự tôn kính đối với mọi người xung quanh cũng như đối với các dụng cụ pha trà. 
  • Thanh (清): là sự thanh khiết, bao dung và khiêm nhường trong mỗi con người.
  • Tịch (寂): là sự tịnh tâm, lắng đọng trong tâm hồn của mỗi người, từ đó mang đến cảm giác an nhiên, tự tại. 

Các loại trà được dùng trong trà đạo của Nhật Bản

Trà được sử dụng trong các buổi trà đạo Nhật có rất nhiều loại khác nhau. Trong đó, một vài loại trà phổ biến hơn cả như:

Các loại trà được sử dụng trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản
Các loại trà được sử dụng trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản
  • Matcha: Đây là loại trà rất nổi tiếng của Nhật, có hương thơm thanh mát và rất đặc trưng. Lá trà sau khi hái được đem đi hấp rồi sấy khô, do vậy vẫn giữ được vị đậm đặc trưng của trà. 
  • Sencha: Cũng được biết được biết đến là loại trà được sử dụng phổ biến trong văn hóa trà đạo của Nhật. Loại trà này là sự cân bằng giữa vị ngọt và đắng chát nhẹ, mang đến hương vị thanh mát đặc trưng. 
  • Gyokuro: Được biết đến là loại trà cao cấp được trồng bằng phương pháp Kabuse. Nhờ vậy mà trà Gyokuro không quá đắng chát, thay vào đó là vị ngọt thanh đặc sắc. 
  • Mecha: Trong số các loại trà truyền thống của Nhật Bản, Mecha có thể được xem là loại trà thượng hạng nhất. Các búp trà non được lựa chọn kỹ càng và chế biến tỉ mỉ, do vậy khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà tự nhiên. 
  • Kukicha: Loại trà này đặc trưng bởi vị ngọt thanh và hương thơm thoang thoảng rất đặc biệt. Chỉ cần ngửi mùi thôi cũng đủ khiến tâm hồn trở nên thật nhẹ nhàng, thư thái.  

Hướng dẫn các bước pha trà trong trà đạo Nhật Bản

Pha trà chắc hẳn không còn là cụm từ quá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng pha trà thế nào để được xem là nghệ thuật thì không phải ai cũng hiểu rõ. Người pha trà cần phải có sự hiểu biết cùng kinh nghiệm nhất định mới có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của nghệ thuật trà đạo Nhật Bản. 

Phần dưới đây sẽ tổng hợp các bước pha trà đúng chuẩn phong cách Nhật Bản để bạn có thể hiểu hơn về nghệ thuật độc đáo này:

Bước 1: Về nước pha trà

Nước pha trà phải là nước sạch được đun bằng lò than đến nhiệt độ thích hợp. Không dùng nước đang sôi để pha trà, thay vào đó giữ nước ở mức nhiệt 800 – 900 độ C hoặc đựng nước trong ấm kim khí trên bồn than yếu. 

Các bước pha trà theo nghệ thuật trà đạo Nhật Bản
Hướng dẫn các bước pha trà theo nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

Bước 2: Làm ấm bộ dụng cụ pha trà

Bộ dụng cụ pha trà gồm ấm trà và tách uống trà phải được tráng qua nước sôi để làm ấm. Sau đó, người pha trà sẽ dùng khăn sạch lau khô bộ dụng cụ trước khi sử dụng. 

Bước 3: Pha trà

Cho trà vào ấm đã được tráng qua. Thông thường trà của Nhật thường là dạng bột, do vậy mỗi người thưởng trà sẽ là một muỗng cafe trà. Nếu muốn uống đậm hơn thì có thể cho thêm tùy theo nhu cầu của người uống. 

Lượng trà được pha tùy theo nhu cầu từng người
Lượng trà được pha tùy theo nhu cầu của người thưởng trà

Đối với trà thông thường, chỉ cần pha từ 2 – 3 lần. Nếu trà thuộc loại đậm, ngon và thượng hạng thì có thể pha thêm 4 – 5 lần. Cụ thể:

  • Lần 1: Pha trà với nước nóng ở 60 độ C, để trà ngấm trong vòng 2 phút rồi rót ra mời khách.
  • Lần 2: Pha trà với nước nóng ở nhiệt độ 80 độ C, đợi trong khoảng 30 – 40 giây, lắc nhẹ ấm trà và rót ra tách cho khách ngay. 
  • Lần 3: Pha trà với nước nóng 90 độ C trong khoảng 30 – 40 giây rồi rót trực tiếp ra bình trà. Ở bước này, trà nhân cần ước lượng chính xác lượng nước được cho vào bình để đảm bảo lượng nước cho mỗi lần rót phải hết trọn vẹn. Nếu còn sót lại sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ của lần pha trà tiếp theo, ngoài ra còn làm mất độ xanh vốn có của trà.  

Bước 4: Cách rót trà

Để không có sự khác biệt về độ đậm nhạt trong mỗi tách trà, tất cả các tách sẽ được đặt trong cùng một khay. Sau đó, trà nhân sẽ lần lượt rót trà theo thứ tự 1, 2, 3,… với lượng nước lần đầu rót sẽ là 30ml và ngược lại theo thứ tự 3, 2, 1 với lượng nước là 20ml. Nếu vẫn còn dư một ít trà trong bình thì nên phân đều cho mỗi tách rồi mới mời khách. 

Cách rót trà trong văn hóa trà đạo Nhật Bản
Cách rót trà cũng được chú trọng để không có sự khác biệt giữa các chén trà

Các bước pha trà nghe có vẻ đơn giản và dễ thực hiện. Thế nhưng điều đặc biệt trong văn hóa trà đạo Nhật Bản đó chính là người thực hiện sẽ không được gây tiếng động nào. Các khách nhân thưởng trà cũng sẽ ngồi im lặng, tĩnh tâm để nghe được tiếng nước chảy “róc rách”. Đây mới chính là nghệ thuật trà đạo trứ danh xứ sở phù tang. 

Phương pháp và nghi thức thưởng trà theo phong cách Nhật Bản

Phòng trà – nơi diễn ra nghi thức 

Phòng trà (hay trà thất) là nơi diễn ra nghi thức thưởng trà trong văn hóa trà đạo của Nhật. Các phòng trà này thường được chuẩn bị sẵn các đạo cụ như tấm tatami hay chiếu tre, bếp lò và bộ dụng cụ pha trà đặt tại khu vực trung tâm. Vách tường phòng trà cũng được làm bằng giấy thân thiện với môi trường, xung quanh được treo nhiều bức tranh thư pháp hoặc trưng bày với lọ hoa, chậu cây cảnh. 

Trà thất là nơi diễn ra văn hóa trà đạo Nhật Bản
Trà thất là nơi diễn ra nghi thức thưởng trà

Không gian trà thất được bày biện khá đơn giản với những vật dụng quen thuộc, gần gũi. Chính vì thế mang đến cho mỗi khách nhân sự bình yên, nhẹ nhàng để có thể thả hồn cảm nhận vị đắng mà ngọt thơm của trà. 

Bên cạnh trà thất, nhiều buổi lễ trà đạo còn được diễn ra ở không gian trà viên (sân vườn). Vừa ngắm hoa vừa thưởng trà chắc chắn sẽ giúp nghi thức trà đạo càng thêm đặc sắc. Tuy nhiên hình thức này còn khá hạn chế bởi nó đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn trong cách bày trí không gian sân vườn. 

Nghi thức thưởng trà

Thông thường, một buổi thưởng trà theo văn hóa Nhật sẽ diễn ra trong vòng 4 tiếng bao gồm cả công đoạn pha trà và thưởng thức trà. Trong buổi tiệc trà đạo, mọi người đều phải tuân theo một vài nguyên tắc và nghi thức nhất định. Cụ thể:

Trước khi thưởng trà

  • Không đeo các loại trang sức, đồng hồ. 
  • Phụ nữ không mặc váy ngắn, còn nam giới nên đi tất trắng. 
  • Không xịt nước hoa quá nồng nặc sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh cũng như mất đi sự thanh tịnh trong nghi thức thưởng trà. 

Trong lúc uống trà

  • Người uống cần xoay chén trà theo chiều kim đồng hồ, lòng bàn tay trái đặt dưới đáy chén, còn tay phải vuốt ve chén trà nhẹ nhàng.
  • Trong lúc uống, bạn phải tập trung vào chén trà chứ không được nhìn ngó xung quanh.  
  • Sau khi uống xong, phải xoay nhẹ chén trà theo chiều kim đồng hồ hướng về phía người pha trà. 
  • Thông thường khi uống trà đạo, người Nhật sẽ ăn kèm với một vài loại bánh ngọt để càng tăng thêm hương vị của trà. Với cách uống trà cầu kỳ và độc đáo này, nghệ thuật trà đạo Nhật Bản đã làm cho cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ. 
Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản
Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản có những nguyên tắc riêng cho buổi thưởng trà

Sau khi thưởng trà

  • Nếu bạn không uống được những loại trà đậm mà chỉ thưởng thức trà loãng thì sau khi thưởng thức hết trà, bạn cần lau sạch cạnh bát. Chỉ nên dùng ngón cái và ngón trỏ để lau tách trà.
  • Nếu bạn là một người sành trà đạo, thích uống hương vị trà đậm thơm thì không cần phải uống hết nước trong tách. Tuy nhiên, quy tắc không thể thiếu vẫn là dùng ngón tay cái và ngón trỏ để lau cạnh bát sau khi uống.

Xem thêm bài viết khác:

=>> Đảo lớn nhất Nhật Bản

=>> Lễ hội ở Nhật Bản

Lời kết

Văn hóa trà đạo Nhật Bản không đơn giản là cách uống trà mà còn ẩn chứa sự tinh tế, tỉ mỉ của người pha, nghi thức thưởng trà và sự hiếu khách của người Nhật. Tìm hiểu rõ hơn về trà đạo Nhật mới thấy nét văn hóa này như là cả một nghệ thuật sống mà khó nơi đâu có được. Hy vọng những chia sẻ của VJ Links – Du lịch Việt Nhật đã giúp bạn hiểu hơn một phần văn hóa đặc sắc của đất nước mặt trời mọc.

Tham khảo ngay các tour du lịch Nhật Bản với nhiều ưu đãi hấp dẫn tại đây. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất!

DU LỊCH VIỆT NHẬT – VJ LINKS TRAVEL

Địa chỉ: 12 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 2108

Email: info@dulichvietnhat.vn