Nhật Bản nổi tiếng với nhiều loài hoa đẹp bốn mùa. Và khi nhắc đến quốc hoa của Nhật Bản, chắc chắn rằng hầu hết ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến hoa anh đào. Điều này là bởi loài hoa đặc trưng này đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Thế nhưng, bạn chắc hẳn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được hoa anh đào lại không phải là quốc hoa của Nhật Bản. Vậy quốc hoa của Nhật Bản là gì? Và ý nghĩa của loài hoa đó ra sao? Cùng VJ Links – Du lịch Việt Nhật tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Quốc hoa của Nhật Bản là gì?

“Quốc hoa của Nhật Bản là gì?” – Với câu hỏi này, chắc chắn rằng hầu hết mọi người đều có chung câu trả lời đó chính là hoa anh đào. Điều này là bởi hoa anh đào xuất hiện xuyên suốt và mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Khi nhắc đến loài hoa biểu tượng của Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến hoa anh đào. Và ngược lại khi nhắc đến hoa anh đào, người ta cũng nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản. Cũng chính vì thế mà Nhật Bản còn được biết đến với tên gọi “xứ sở hoa anh đào”. 

Hoa anh đào là loài hoa biểu tượng của Nhật Bản nhưng không phải quốc hoa
Hoa anh đào là loài hoa biểu tượng của Nhật Bản nhưng không phải quốc hoa

Thế nhưng, thật bất ngờ với nhiều người khi hoa anh đào không phải là quốc hoa của Nhật Bản. Thay vào đó, loài hoa mang sứ mệnh quan trọng và luôn được người dân Nhật Bản tôn kính đó chính là hoa cúc. 

Ý nghĩa của hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản

Bạn đã có thể biết được quốc hoa của Nhật Bản là gì qua thông tin chia sẻ trên đây. Vậy hoa cúc – quốc hoa của Nhật mang ý nghĩa như thế nào đối với người dân của đất nước này? Cùng tìm hiểu dưới đây!

Hoa cúc – biểu tượng của sự trường tồn

Đối với người Nhật, hoa cúc được xem là biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Đồng thời, loài hoa này cũng đại diện cho sự phúc hậu, đầy đặn và những bản chất tốt đẹp của con người. Chính vì ý nghĩa cao quý này, hoa cúc rất được người dân Nhật Bản yêu thích. Bởi họ cũng mong muốn đất nước sẽ mãi trường tồn với thời gian, đồng thời những đức tính tốt đẹp của con người Nhật Bản sẽ được lan tỏa rộng trên toàn thế giới.  

Đại diện cho sự uy quyền của hoàng gia Nhật

Hoa cúc được biết là đã du nhập vào Nhật Bản vào khoảng 1000 năm trước. Trong thời kỳ phong kiến (thế kỷ VII – VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong hoàng cung, đền chùa hay trong nhà của giới vương tôn quý tộc. Ý nghĩa là để cầu bách niên, trường thọ và thịnh vượng. Chính vì thế, loài hoa cao quý này còn được xem là đại diện cho sự uy quyền của hoàng gia Nhật Bản. 

Biểu tượng hoa cúc được dùng làm quốc huy của Nhật Bản
Biểu tượng hoa cúc được dùng làm quốc huy của Nhật Bản

Biểu tượng hoa cúc được sử dụng làm quốc huy của đất nước mặt trời mọc. Hình ảnh hoa cúc vàng 16 cánh trong quốc huy Nhật Bản mang ý nghĩa như mặt trời chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho đất nước càng thêm trường tồn và thịnh vượng. Nếu phiên bản 16 cánh hoa được sử dụng cho những thành viên trong các nhánh hành pháp của chính quyền Nhật Bản thì phiên bản 14 cánh lại dành riêng cho các thành viên hoàng thất. 

Biểu tượng hoa cúc trong văn hóa Nhật Bản

Hoa cúc là loài hoa được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi vẻ đẹp thanh tao hay mùi hương dịu nhẹ. Hơn thế loài này còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng, đặc biệt là trong văn hóa của người Nhật. 

Hình ảnh hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản cũng được sử dụng trong hơn 150 con dấu và huy hiệu của đất nước này. Từ xa xưa, hoa cúc đã được sử dụng như một dấu hiệu của hoàng tộc và không ai được sử dụng biểu tượng thiêng liêng này ngoài Thiên hoàng Nhật Bản. Chính vì thế, ngay từ hoa văn trên quốc phục Kimono cho đến các công trình đền đài hay ngai vàng của Thiên hoàng đều ẩn chứa hình ảnh hoa cúc. 

“Ngai vàng Hoa cúc” của Nhật Bản
“Ngai vàng Hoa cúc” của Nhật Bản

Loài hoa này thậm chí còn trở thành cảm hứng cho nền ẩm thực phong phú của Nhật Bản. Xuất hiện trong các món ăn, thức uống độc đáo như: trà hoa cúc, rượu hoa cúc, các món bánh, món ăn truyền thống cho đến bữa cơm hằng ngày.  

Ý nghĩa màu sắc của hoa cúc

Hoa cúc không chỉ có một màu đơn điệu mà rất đa sắc màu. Mỗi màu hoa lại mang những đặc trưng và ý nghĩa riêng.

  • Hoa cúc trắng: Đây là màu hoa tượng trưng cho lòng hiếu thảo, sự thành kính của con cái dành cho các đấng sinh thành. Màu trắng hoa cúc còn thể hiện sự tinh khôi, trong sáng, thanh cao mà gần gũi. Với nhiều ý nghĩa đẹp, hoa cúc trắng rất phù hợp để dành tặng cho mọi đối tượng. 
  • Hoa cúc vàng: Là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và niềm hy vọng, hạnh phúc trong cuộc sống. Loài hoa này cũng mang ý nghĩa là sự hiếu thảo mà con cháu dành cho ông bà, tổ tiên. 
  • Hoa cúc tím: Loài hoa này được xem như lời nhắn gửi yêu thương mà các cặp đôi dành cho nhau với ý nghĩa là tình yêu thủy chung, mặn nồng và mãi bên nhau không xa rời. 
  • Hoa cúc xanh: Mang thông điệp cực kỳ ý nghĩa về sự hạnh phúc, đó chính là hãy biết quý trọng những niềm vui và hạnh phúc đang ngay bên mình mà không phải tìm kiếm đâu xa. 
Mỗi màu hoa cúc mang những ý nghĩa khác nhau
Mỗi màu hoa cúc mang những ý nghĩa khác nhau

Về mặt phong thủy, các loài hoa cúc đều là biểu tượng cho sức sống, phúc lộc và may mắn. Chính vì thế mà loài hoa đặc biệt này thường được chưng trong các dịp tết đến xuân về để cầu mong một năm mới với nhiều tài lộc, sức khỏe và an khang. 

Hoa đào – loài hoa biểu tượng của Nhật Bản

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Quốc hoa của Nhật Bản là gì?” đó chính là loài hoa cúc với nhiều ý nghĩa thiêng liêng, cao quý. Bên cạnh đó, khi nhắc đến những loài hoa biểu tượng của Nhật Bản, chắc chắn không thể không kể đến hoa anh đào. Loài hoa này có thể được xem là một phần của văn hóa Nhật Bản, góp phần đưa hình ảnh xứ sở hoa anh đào đến gần hơn với mọi người trên khắp thế giới. Vậy hoa anh đào mang ý nghĩa biểu tượng như thế nào? 

Truyền thuyết về hoa anh đào “sakura”

Nguồn gốc của cái tên hoa anh đào (“sakura”) bắt nguồn từ tên của nữ thần Konohana Sakuya – nữ thần của núi Phú Sĩ. Theo truyền thuyết, Konohana Sakuya là con gái của thần núi Oho Yamatsumi và là nàng công chúa của hoa nở. Nữ thần Sakuya là người đầu tiên gieo hạt giống của hoa anh đào lên ngọn núi Phú Sĩ. Nàng sở hữu vẻ đẹp động lòng người và loài hoa anh đào khi nở rộ cũng mang vẻ đẹp tuyệt sắc tựa như nàng. Chính vì lẽ đó mà cái tên “sakura” – hoa anh đào cũng bắt nguồn từ đó. 

Hoa anh đào –  biểu tượng cho sức sống mãnh liệt

Hoa anh đào là loài hoa mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, mong manh mà vẫn toát lên sức sống mãnh liệt. Bản thân hoa anh đào đã đẹp, thế nhưng khi hợp lại thành một mảng nở rộ lại càng thêm rực rỡ và đầy sức sống. Loài hoa biểu tượng của Nhật Bản này ẩn chứa bên trong một thông điệp mạnh mẽ: dù cho ta có lâm vào hoàn cảnh khốn cùng nhất thì vẫn phải nỗ lực và vươn lên, không bao giờ được đầu hàng trước số phận. 

Hoa anh đào là biểu tượng của sức sống mãnh liệt
Hoa anh đào là biểu tượng của sức sống mãnh liệt

Trong văn hóa của Nhật có một câu nói bất hủ: “Nếu là hoa, xin là hoa anh đào. Nếu là người, xin là võ sĩ đạo”. Câu nói này ví sức sống của hoa anh đào tựa như tinh thần của một võ sĩ đạo không bao giờ khuất phục trước kẻ thù, dù cho đang cận kề cái chết. 

Hoa anh đào được xem là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt còn bởi mùa hoa anh đào nở rộ là dấu hiệu của mùa xuân – mùa của sự khởi đầu và đổi mới. Người Nhật cũng cho rằng hoa anh đào là loài hoa biểu tượng cho đức tính khiêm nhường đặc trưng của dân tộc. 

Ý nghĩa các màu hoa anh đào

Hoa anh đào cũng có nhiều loại với màu sắc khác nhau. Do vậy, từng màu hoa anh đào cũng mang ý nghĩa riêng biệt. Vậy sakura – loài hoa biểu tượng của Nhật Bản có ý nghĩa về màu sắc như thế nào?

  • Hoa anh đào trắng: Màu trắng của sakura là biểu tượng của sự ngây thơ, trong sáng và tinh khôi. Sắc trắng đơn giản và mộc mạc ấy khiến bao người phải thổn thức khi ngắm nhìn. 
  • Hoa anh đào hồng: Màu hồng chính là màu sắc chủ đạo của hoa anh đào. Sắc hồng có thể có nhiều tone khác nhau từ hồng nhạt nhẹ nhàng, tinh khôi đến hồng đậm sắc sảo hay hồng phớt đỏ đầy ấn tượng. Nhưng nhìn chung, màu hồng hoa anh đào mang ý nghĩa là sự lãng mạn và tình yêu sâu đậm.
  • Hoa anh đào màu tím: Sakura hiếm khi có màu tím đậm mà thường có màu hồng phớt tím đầy lãng mạn. Đây cũng là biểu tượng của lòng chung thủy và tình yêu lâu dài. 
Các sắc màu hoa anh đào Nhật Bản
Các sắc màu hoa anh đào Nhật Bản

Ngoài hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản và hoa anh đào – loài hoa đầy tính biểu tượng trong văn hóa, đất nước mặt trời mọc còn nổi tiếng với các mùa hoa: hoa tử đằng, hoa ume (hoa mơ), hoa chi anh,…

Lời kết

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã làm rõ được câu hỏi: “Quốc hoa của Nhật Bản là gì?”. Cả 2 loài hoa biểu tượng của Nhật Bản là hoa cúc và hoa anh đào đều mang những ý nghĩa thiêng liêng, góp phần làm nên văn hóa đặc sắc của đất nước này. Mong rằng qua bài viết bạn đã biết thêm được những thông tin hữu ích và thú vị về đất nước mặt trời mọc.