Nhật Bản được biết đến là một trong những quốc gia sở hữu nhiều nét đẹp văn hóa tín ngưỡng truyền thống, từ nền ẩm thực đặc trưng, phong tục tập quán phong phú cho đến các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, Setsubun là một lễ hội không thể thiếu ở Nhật, được tổ chức hằng năm vào dịp cận Tết. Lễ hội này chính là cột mốc giao mùa giữa đông và xuân. Người dân Nhật Bản cùng nhau tổ chức lễ hội để xua đi những điều xui rủi trong một năm qua và mong cầu sự bình an, may mắn cho năm mới. 

Setsubun là gì?

“Setsubun” trong tiếng Nhật mang ý nghĩa là tiết phân – sự phân chia giữa các mùa và là ngày trước khi bắt đầu một mùa mới. Với ý nghĩa này, người Nhật Bản lấy Setsubun là ngày liền trước ngày bắt đầu bước sang mùa xuân. Theo lịch âm của Nhật Bản, vào ngày này, người dân nơi đây sẽ tổ chức lễ hội Setsubun để xua đuổi tà ma.

Mặc dù không phải là một ngày lễ quốc gia nhưng theo quan niệm truyền thống cho đến nay, người Nhật đã xem Setsubun là một ngày đặc biệt trong thời khắc giao mùa, mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh. 

Setsubun là gì
Setsubun là gì?

Nguồn gốc lễ hội Setsubun

Setsubun bắt nguồn từ một phong tục của Trung Quốc, có nguồn gốc từ Tsuina vào khoảng thế kỷ thứ 8. Trong thời kỳ đầu, ngày lễ này được hình thành để chuẩn bị bắt đầu cho mùa đầu tiên trong năm – mùa xuân. Ngày nay, lễ hội Setsubun được tổ chức thường niên tại các đền thờ Thần Đạo, đền thờ Phật Giáo và cộng đồng Geisha trên khắp nước Nhật vào ngày trước khi xuân đến.

Lễ hội xua đuổi tà ma truyền thống của Nhật
Nguồn gốc lễ hội xua đuổi tà ma truyền thống của Nhật

Theo quan niệm của người dân xứ xở Phù Tang, những loại ma quỷ thường xuất hiện vào thời khắc giao mùa. Vì vậy, để xua đuổi tà ma, người dân Nhật Bản tổ chức lễ hội này và sử dụng các loại ngũ cốc, hoa quả nhằm loại bỏ những điều xui rủi cũng như xua đuổi tà ma. Setsubun dần trở thành một lễ hội lớn và có ý nghĩa tâm linh rất quan trọng đối với con người Nhật Bản.

Lễ hội Setsubun của Nhật Bản được tổ chức khi nào?

Setsubun còn có tên gọi khác là Risshun, tức là ngày Lập Xuân. Vào ngày 3/2 hằng năm hoặc có những năm vào ngày mùng 2 hay mùng 4 tháng 2, tùy vào lịch âm của Nhật Bản.

Đây là một nghi lễ truyền thống ở Nhật Bản với mong muốn xóa bỏ và gột sạch hết những điều không may mắn ở năm cũ. Đồng thời, xua đuổi tà ma quỷ dữ quấy nhiễu.

Ý nghĩa lễ hội Setsubun

Hằng năm, vào dịp lễ Setsubun, người dân Nhật Bản thường rải đậu nành rang với ý nghĩa xua đuổi và loại bỏ tà ma. Họ tin rằng các loại đậu có sức mạnh để loại bỏ sự quấy nhiễu của tà ma. Có thể nói, lễ hội Setsubun của Nhật Bản đã mang lại một tín ngưỡng tâm linh về sức mạnh xua đuổi tà ma, mong cầu sự bình, may mắn cho tất cả mọi người trong dịp năm mới.

Lễ hội Setsubun, Nhật Bản
Ý nghĩa lễ hội Setsubun, Nhật Bản

Những nghi thức nổi bật trong Setsubun Festival

Vào ngày lễ Setsubun, các nghi thức được tổ chức khá long trọng và linh đình cùng nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra. Người dân sẽ hòa vào bầu không khí vui vẻ trong thời khắc giao mùa, được thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng và tham gia các hoạt động thú vị. Tiêu biểu như: 

Nghi lễ rắc đậu, ném đậu nành nướng

Trong ngày lễ Setsubun, người dân sẽ sử dụng đậu nành rang để xua đuổi ma quỷ và những linh hồn xấu xa ra khỏi nhà. Loại đậu này có tên gọi là fukumame, mang nghĩa là đậu may mắn, giúp xua đuổi tà mà và mời gọi tài lộc tới.

Cách thực hiện nghi lễ như sau:

Đậu nành rang chín cho vào một cái bát và đặt trước bàn thờ gia tiên. Nếu gia đình không có nơi thờ cúng thì chỉ cần để đậu ở vị trí cao hơn tầm mắt. Sau đó, dùng những hạt đậu nành nướng này để ném ra ngoài cửa hay ném vào thành viên trong gia đình và nói lớn: “鬼は外! 福は内! Oni wa soto! Fuku wa uchi” rồi đóng mạnh cửa lại. Câu nói này có ý nghĩa xua đuổi tà ma và đón những điều may mắn tới. 

Nghi thức ném đậu nành nướng, rước lộc về nhà, khai trừ tà ma
Nghi thức ném đậu nành nướng, rước lộc về nhà, khai trừ tà ma

Ngoài ra, để tiếp tục với nghi lễ rước may về nhà, người dân còn ăn hạt đậu nành. Dựa theo số tuổi của mình tương ứng với số hạt sẽ ăn rồi cộng thêm một hạt để mong cầu điều may mắn đến với bản thân. 

Treo đầu cá mòi trước cửa nhà

Tại một số vùng của Nhật Bản, vào ngày Setsubun, người dân sẽ treo đầu cá mòi nướng trước cửa nhà. Cụ thể, cá mòi sẽ được xiên vào một cây que, phần đầu cá chạm vào lá nhựa, sau đó đem đi nướng lên.

Treo đầu cá mòi trước cửa nhà để xua đuổi ma quỷ
Treo đầu cá mòi trước cửa nhà để xua đuổi ma quỷ

Người dân Nhật Bản quan niệm rằng, cá mòi kết hợp với lá nhựa sau khi nướng lên sẽ có mùi nồng. Như vậy, khi treo cá mòi trước cửa nhà sẽ xua đuổi được ma quỷ. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn hay chung cư, họ không thực hiện phong tục treo đầu cá mòi trước cửa nhà. Thay vào đó, họ sẽ ăn trực tiếp cá mòi chiên chín mà vẫn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma. 

Nghi thức ăn món Ehomaki

Ehomaki là một tên gọi khác của Norimaki – sushi cuộn rong biển. Tuy nhiên, Ehomaki được tạo hình với kích thước lớn hơn so với Norimaki thông thường. Đây là một món ăn truyền thống ở vùng Kansai được bắt nguồn từ thời Edo.

Thưởng thức Ehomaki trong ngày lễ
Thưởng thức Ehomaki trong ngày lễ xua đuổi tà ma

Xuất phát từ tính chất truyền thống, nguyên liệu làm ra món ăn Ehomaki phải có đầy đủ 7 loại nhân, bao gồm: nấm shiitake, dưa chuột, kampyo, tamagoyaki, lươn, sakura denbu, đậu phụ khô koyadofu nhằm thể hiện hết ý nghĩa của món ăn này. Điều đặc biệt khi thưởng thức món Ehomaki đó là để nguyên cuộn dài mà không được cắt ra. Bởi người ta quan niệm rằng, nếu cắt Ehomaki thì sẽ làm ảnh hưởng đến vận may của năm mới.

Ngoài ra, khi ăn Ehomaki, bạn phải quay mặt về phía Eho (phía may mắn) theo hướng chỉ của la bàn. Điều này có nghĩa là bạn đang tập trung vào ước nguyện của bản thân. Đồng thời, trong khi ăn, hãy giữ im lặng để giữ vận may ở lại mà không bị lời nói cuốn đi.

Uống rượu sake gừng

Bên cạnh việc thưởng thức món ăn đặc trưng, trong ngày lễ Setsubun, người dân còn cùng nhau uống rượu sake gừng. Ý nghĩa của thức uống này là mong muốn sự thuận lợi cho năm mới và xua đi những điều không may mắn trong năm cũ cũng như tà ma quấy nhiễu.

Uống rượu sake gừng – thức uống đặc trưng
Uống rượu sake gừng – thức uống đặc trưng

Làm mặt quỷ xua đuổi tà khí

Ở phương Đông, người dân thường quan niệm, thời điểm bắt đầu vào mùa xuân tà ma rất nhiều. Vì vậy, họ sẽ thực hiện phong tục vẽ mặt quỷ và để người đàn ông có năm sinh trùng với năm con giáp đó hoặc trưởng nam của gia đình làm nghi thức ném đậu nành nướng vào mặt nạ này. Nghi thức này cũng nhằm xua đuổi tà khí và rước vận may vào nhà. 

Làm mặt nạ quỷ xua đuổi tà khí
Làm mặt nạ quỷ xua đuổi tà khí

Có thể thấy, lễ hội Setsubun là nét đẹp văn hóa đặc trưng của xứ sở hoa anh đào. Nếu bạn có dịp du lịch Nhật Bản vào mùa xuân thì đừng bỏ qua lễ hội này nhé! Hãy cùng người dân thực hiện những nghi thức cũng như hoạt động truyền thống trong ngày lễ xua đuổi tà ma để có những trải nghiệm thật đáng nhớ trong chuyến du lịch đầu năm tại xứ Phù Tang. Hãy đồng hành cùng với Du lịch Việt Nhật – VJ Links để có chuyến du lịch Nhật Bản đầy lý thú!