Rượu Sake được xem là “quốc tửu” của đất nước Nhật Bản, hội tụ những tinh hoa văn hoá của một dân tộc trọng lễ nghi và truyền thống. Không chỉ nổi tiếng ở Nhật, rượu Sake còn được đông đảo khách du khách trên thế giới ưa chuộng trong các chuyến du lịch. Thế nhưng, rượu Sake làm từ gì và có nguồn gốc như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, hãy cùng VJLinks – Du lịch Việt Nhật khám phá những điều thú vị về “quốc tửu” của Nhật Bản nhé!

Tìm hiểu về rượu Sake truyền thống Nhật Bản

Rượu Sake là gì?

Sake là một loại rượu gạo Nhật Bản, được lên men từ gạo đã xay xát, đánh bóng nhằm loại bỏ lớp cám. Quy trình sản xuất rượu Sake cũng gần giống với sản xuất bia, là quá trình chuyển đổi tinh bột thành đường và từ đường sang rượu. Tuy nhiên, quá trình ủ và sản xuất rượu Sake Nhật Bản công phu và riêng biệt hơn, tạo nên hương vị độc đáo riêng của dòng rượu này. Ở Nhật Bản, bạn có thể nếm thử hương vị đặc trưng của rượu Sake tại Izakaya – các quán rượu địa phương của Nhật. 

Rượu sake là gì?
Rượu sake là gì?

Nguồn gốc của rượu Sake Nhật Bản

Cho đến nay vẫn không có tài liệu nào đề cập đến nguồn gốc ra đời của rượu Sake. Theo sử sách ghi chép, người Nhật Bản bắt đầu làm rượu Sake vào khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên. Đây cũng là thời gian mà lúa nước bắt đầu được trồng ở Nhật. Tài liệu đầu tiên đề cập đến việc uống rượu Sake bắt đầu từ những năm 300 sau Công nguyên. Tuy nhiên, việc rượu Sake được làm từ gì và có nguồn gốc ra sao và nấu bằng phương pháp gì vẫn không rõ.

Rượu Sake làm từ gì và có nguồn gốc ra sao?
Rượu Sake làm từ gì và có nguồn gốc ra sao?

Tương truyền, người Nhật thời xưa nhai cơm, hạt kê và hạt dẻ, sau đó nhổ vào một chiếc bình lớn. Cho đến khi họ phát hiện ra men và enzyme nấm có thể thay thế nước bọt thì cách ủ rượu Sake được hình thành và dần được cải tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Rượu Sake được xem là một phần quan trọng trong các nghi lễ cổ xưa, thường được dùng để tẩy trần trong các đền thờ. Người Nhật cho rằng, uống rượu sake mang lại cảm giác đặc biệt như đang được dịch chuyển đến một thế giới khác, thoát tục và tâm hồn trở nên thanh thản. Theo truyền thống của đất nước mặt trời mọc, người dân dùng rượu Sake để ăn mừng trong những dịp lễ hội, ngày mùa bội thu cùng các nghi thức cúng tế, dâng lễ cho các vị thần linh. Vì vậy, rượu Sake chính là một thức uống gắn liền với ý niệm tâm linh cũng như đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản.

Rượu Sake làm từ gì?

Rượu Sake làm từ gì chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về loại rượu này. Theo đó, các nguyên liệu sản xuất rượu Sake rất đặc biệt, được kết tinh từ nguồn nước tinh khiết và trong suốt trên thượng nguồn, những ngọn núi cũng như thác nước sông, hồ xanh biếc. Người Nhật có câu: “Ở đâu có nguồn nước ngon, ở đó có nhà máy sản xuất rượu Sake”. Quả đúng là như vậy vì trong quá trình sản xuất rượu ngon, nước là một thành phần vô cùng quan trọng. Chất lượng rượu sẽ ảnh hưởng nhiều từ nguồn nước cũng như khoáng chất trong nó.

Rượu Sake làm từ nguyên liệu gì?
Rượu Sake làm từ nguyên liệu gì?

Ngoài nước thì gạo cũng là một thành phần quan trọng không kém khi làm rượu Sake. Những loại gạo chuyên dụng để sản xuất rượu Sake có tên gọi là Shuzo Kotekimai hay Sakamai. Trước khi tiến hành nấu rượu, người ta phải mài những hạt gạo này để lấy phần lõi trắng ở giữa chứa hàm lượng tinh bột dồi dào nhất để thuận tiện cho việc lên men, đồng thời gạt bỏ đi phần chất béo và thành phần protein ở lớp vỏ ngoài để chất lượng rượu Sake được làm ra hoàn hảo nhất.

Uống rượu Sake mang đến những lợi ích gì?

Nếu đã biết được rượu Sake làm từ gì thì bạn cũng nên biết những lợi ích mà nó mang lại. Cụ thể:

  • Như đã đề cập, 2 nguyên liệu chính để làm nên rượu Sake Nhật Bản là nguồn nước ngầm tinh khiết và gạo tuyển chọn. Chúng có tác dụng làm gia tăng Cholesterol có lợi, ngăn ngừa bệnh ung thư.
  • Ngoài ra, uống rượu Sake còn có khả năng kích thích để tăng nhu cầu ăn uống. Đồng thời làm tăng cường chức năng của dạ dày và tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Không những vậy, các thành phần Koji, Amino Acid có trong rượu Sake còn có tác dụng giữ ấm, giúp làn da mịn màng và căng bóng hơn.
  • Uống rượu Sake còn giúp hạn chế tình trạng đau mỏi vai, đau nửa đầu.

Quy trình sản xuất rượu Sake Nhật

Quá trình lên men rượu Sake cùng vi nấm Koji

Sau khi gạo được xay xát hoàn tất sẽ mang đi nấu thành cơm. Để đảm bảo cho nguyên liệu lên men hoàn hảo nhất, quá trình nấu cơm thường kéo dài trong khoảng 1 ngày.

Có thể nói, quy trình quan trọng nhất khi sản xuất rượu đó chính là lên men. Đối với rượu Sake Nhật Bản, để tinh bột phân hủy hoàn toàn và chuyển hóa thành đường, người Nhật thường để cơm lên men cùng với vi nấm Koji trong thời gian từ 35 đến 48 giờ. Đồng thời, để có được thành phẩm rượu Sake hoàn hảo và ngon nhất thì việc duy trì độ ẩm và nhiệt độ trong hầm nấu rượu là vô cùng quan trọng. Thông thường, nhiệt độ sẽ được điều chỉnh liên tục từ 3 – 4 tiếng/lần.

Các công đoạn sản xuất rượu Sake Nhật Bản
Các công đoạn sản xuất rượu Sake Nhật Bản

Quá trình thúc đẩy lên men rượu

Công đoạn tiếp theo sau khi kết thúc quá trình lên men bằng vi nấm Koji đó là làm gia tăng hương vị thơm ngon cho rượu Sake bằng cách thúc đẩy quá trình lên men. Có 2 công đoạn chính được thực hiện, cụ thể:

  • Lên men Moto: Mang vi nấm Koji, nấm men và cơm nấu hòa cùng với nước. Thời gian lên men Moto khoảng 14 – 28 ngày.
  • Lên men Moromi: Hòa trộn thêm vi nấm Koji, cơm nấu cùng với một lượng nước ngay sau công đoạn Moto liên tục trong vòng  4 ngày. Thời gian lên men cho công đoạn này dao động từ 18 – 32 ngày.

Rượu Sake Nhật Bản có những loại nào?

Rượu Sake Nhật Bản làm từ gì và có những loại nào? Theo đó, hương vị rượu sake của mỗi dòng sẽ khác nhau bởi cách ủ cũng như độ xay xát của hạt gạo, từ đó mang đến hương vị độc đáo riêng. Một số loại rượu Sake phổ biến như:

Junmai (純 米)

Junmai là dòng rượu gạo nguyên chất, được ủ bằng gạo, nước, nấm men và Koji, không thêm các chất phụ gia như đường, rượu. Ngoài ra, Junmai dùng để chỉ loại rượu được làm từ gạo có tỉ lệ đánh bóng ít nhất 70%.

Các dòng rượu Junmai thường đậm đà và nồng hơn, có tính acid nhẹ (hơi chua). Nên thưởng thức dòng rượu Junmai cùng với đá lạnh để tăng thêm hương vị thơm ngon. 

Ginjo (吟 醸)

Ginjo là loại rượu Sake cao cấp được lên men từ gạo có tỉ lệ đánh bóng ít nhất 60%. Đồng thời, rượu Ginjo còn được ủ với loại men và kỹ thuật đặc biệt. Rượu Sake Ginjo thường dễ uống và được khuyên dùng cho những ai lần đầu uống rượu Sake. Nên thưởng thức hương vị đặc trưng của Ginjo sau khi ướp lạnh để rượu chuẩn vị. 

Honjozo(本醸造)

Cũng tương tự như dòng rượu Junmai, Honjozo cũng được ủ lên men từ loại gạo có độ đánh bóng ít nhất 70%. Tuy nhiên, rượu Honjozo có chứa một lượng nhỏ rượu chưng cất, giúp gia tăng thêm mùi thơm của rượu sake nguyên bản. Vì vậy, rượu Honjozo thường nhẹ, dễ uống và có thể thưởng thức dạng ướp lạnh hoặc làm ấm đều được.

Các loại rượu Sake nổi tiếng nhất ở Nhật
Các loại rượu Sake nổi tiếng nhất ở Nhật

Daiginjo (大 吟 醸)

Daiginjo chính là dòng rượu Sake cao cấp nhất. Để sản xuất được rượu Daiginjo trứ danh, người nghệ nhân cần xay xát gạo ít nhất 50%, đồng thời ủ rượu theo một quy trình nghiêm ngặt và tỉ mỉ. Thành phẩm thu được là rượu Daiginjo rất thơm ngon, với phức hợp hương hoa quả tự nhiên và dễ uống.

Nigori (濁 り)

Nigori trong tiếng Nhật có nghĩa là “mây”. Đúng như tên gọi, rượu Sake Nigori thường có màu trắng mờ, đục, đôi khi còn có cặn gạo bên trong. Thực chất, loại rượu này được tạo ra bằng cách để bột gạo còn sót lại sau quá trình lọc nhằm mang lại một màu sắc đặc trưng. Rượu Sake Nigori có vị ngọt và thường sệt hơn so với các loại rượu Sake khác. Để giữ vẹn nguyên hương vị, bạn nên uống rượu Nigori sau khi ướp lạnh.

Futsushu (普通 種)

Futsushu còn gọi là “table sake” (rượu sake để bàn). Đây là loại rượu được ủ và lên men từ gạo có độ đánh bóng khoảng từ 70% đến 93% và đôi khi không đủ tiêu chuẩn của rượu sake. Loại rượu này tương đối rẻ và thường không có hương vị đặc trưng. Hơn nữa, sau khi thưởng thức, bạn có thể có cảm giác nôn nao và hơi khó chịu. 

Rượu Sake là thức uống không thể thiếu trong các bữa tiệc tại Nhật Bản
Rượu Sake là thức uống không thể thiếu trong các bữa tiệc tại Nhật Bản

Koshu (古酒)

Rượu Sake Koshu dễ dàng phân biệt hơn so với các dòng sake tươi hay chưa ủ nhờ màu vàng hoặc màu hổ phách đậm đặc trưng. Hương vị rượu sake Koshu được ví với các loại thức uống phương Tây như Sherry hay Brandy. Bạn nên thưởng thức Koshu Sake bằng cách nhấm nháp với một lượng ít và có thể dùng như đồ uống tráng miệng kết hợp với đồ ăn nhẹ như trái cây khô, socola hay cheese.

Jizake (地 酒)

Jizake là một loại rượu Sake địa phương. Loại rượu này thường được ủ tại nhiều vùng của nước Nhật và mỗi dòng Jizake sẽ mang đặc trưng riêng, phù hợp với ẩm thực của từng địa phương.

Nama-zake (生 酒)

Các loại rượu Sake hầu hết đều được thanh trùng 2 lần, một lần sau khi pha và một lần trước khi mang đi đóng chai. Tuy nhiên, rượu Nama-zake đặc biệt ở chỗ là không được thanh trùng nên phải luôn bảo quản lạnh để giữ vị đặc trưng. Hương vị của dòng rượu này thoang thoảng mùi trái cây tươi mát, vị ngọt thanh nhẹ nhàng.

Cách thưởng rượu Sake chuẩn như người Nhật

Đến đây, rượu Sake làm từ gì chắc hẳn đã rõ. Vậy cách thưởng thức rượu Sake như thế nào là chuẩn? Đối với dòng rượu Sake, bạn có thể uống lạnh, hâm nóng, ở nhiệt độ thường hoặc là thêm đá. Thông thường, người Nhật sẽ thưởng thức Sake theo kiểu trái mùa, đông thì hâm nóng còn hạ uống lạnh. 

Cách thưởng thức rượu Sake chuẩn nhất là nhấp một ít rượu, để rượu tan dần trong lưỡi rồi đến miệng, sau đó thở lên bằng mũi thật chậm và cuối cùng là nuốt xuống để cảm nhận toàn bộ hương vị đặc trưng nhất của rượu. Rượu Sake cần được bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời và thường phải sử dụng trong vòng 1 năm sau khi được đóng chai để có thể cảm nhận tối đa sự tinh khiết.

Thưởng thức rượu Sake như thế nào mới chuẩn?
Thưởng thức rượu Sake như thế nào mới chuẩn?

Ngoài ra, quy tắc uống rượu Sake cũng khá phức tạp. Theo văn hóa của người Nhật, khi uống rượu Sake với một người Nhật Bản chân chính, bạn không được phạm phải những điều sau đây:

  • Tuyệt đối không bao bao giờ tự rót rượu cho bản thân trước mà phải rót cho những người uống cùng với bạn trước. Khi có người muốn rót rượu cho bạn thì bạn phải nâng ly bằng 2 tay và tiếp nhận, sau đó uống một ngụm trước khi đặt ly xuống bàn.
  • Nếu vị host người Nhật vẫn còn đang uống rượu và họ có ý định mời bạn một ly thì bạn không nên từ chối. Khi muốn báo hiệu rằng bạn đã uống đủ thì hãy lật úp ly rượu lại.

Hy vọng những chia sẻ chi tiết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về nguồn gốc của rượu Sake cũng như biết được rượu Sake làm từ gì. Bạn có thể tìm thấy loại rượu Sake đặc trưng này ở bất kỳ cửa hàng hay quán ăn Nhật Bản nào. Vì vậy, nếu có dịp đặt chân đến xứ sở hoa anh đào thì đừng quên thưởng thức “quốc tửu” của nơi này nhé!